Tết trung thu xưa và nay có gì khác biệt?
Người Việt xưa làm gì vào tết Tết Trung thu?
Cúng trăng (tế nguyệt)
Đây là hoạt động truyền thống có từ những buổi đầu khi tết Trung thu xuất hiện. Vào đúng đêm 15 – 8 âm lịch hằng năm khi trăng tròn và sáng nhất, lúc này này mỗi gia đình chuẩn bị mâm cỗ gồm có nhiều loại trái cây đặc sản theo mỗi vùng, nước trà và không thể thiếu những chiếc bánh nướng, bánh dẻo (Bánh trung thu). Để tế thần mặt trăng và cúng bái tổ tiên, cầu mong một mùa vụ bội thụ và sự ấm no hạnh phúc cả năm cho gia đình.
Ngắm trăng (thưởng nguyệt)
Hành động này cũng được bắt nguồn từ việc cầu nguyện khi tế nguyệt, mọi người trong gia đình đứng trước mâm cỗ và cùng hướng về ánh trăng tròn để mong cầu hạnh phúc, may mắn cho gia đình và bản thân. Ngắm trăng đã được phát hiện nhiều trong thơ ca vào thời nhà Đường cỗ xưa. Và được nối truyền đến ngày hôm nay, cùng nhau ăn bánh trung thu, uống trà ngắm trăng đã trở thành nét văn hóa trong mọi gia đình Việt mỗi dịp này.
Hát trống quân
Phong tục hát trống quân chỉ thấy ở miền Bắc. Lúc này một nam một nữ bắt cặp rồi hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hay dây thép được gắn trên một chiếc thùng rỗng như cáo trống, phát ra những tiếng “thình thùng thình” làm nhịp cho câu hát. Những câu hát theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi được suy nghĩ ra đối trong lúc hát. Theo truyền thuyết, tục hát trống quân có thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Vì vậy, các nước khác đón tết Trung thu không có phong tục này, ngay cả nước láng giềng Trung Quốc cũng không có.
Thi cỗ, thi đèn
Để thêm không khí cho ngày tết Trung thu thì ngoài việc mỗi gia đình tự chuẩn bị mâm cỗ riêng họ còn thi thố nhau xem ai là người trang trí mâm cỗ đẹp nhất tại các nơi tập trung của dân làng của các bà và các cô. Trẻ em thì những cuộc thi sáng tạo xem ai làm lồng đèn đẹp nhất và tổ chức những cuộc rước đèn sau đó. Nhiều gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ xưa riêng cho trẻ em với ông tiến sĩ giấy đặt ở giữa và cao nhất mâm cỗ, xung quanh là nhiều loại bánh trái ước cầu cho trẻ em trong nhà có đường học vấn sáng lạng.
Múa lân
Ngày xưa để có không khí náo nhiệt nhất trong các dịp lễ đặc biệt thì không thể thiếu múa lân. Lúc này nhiều người lập thành các đội múa lân và chuẩn bị trước nhiều ngày. Đội múa lân thường có một người đội chiếc đầu lân làm bằng giấy và một người phía sau làm đuôi lân múa những điệu bộ theo nhịp trống vang. Đội lân đi trước, người lớn và trẻ con rước đèn theo sau tạo nên bầu không khí rộn rạng khắp cả phố. Ngoài ra những cơ sở kinh doanh trong xóm thường có các giải thưởng treo trên cây trúc cao để các đội lân trèo lên cây lấy.